Image default
Chưa phân loại

Tư vấn dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi

Sự phát triển của trẻ trong giai đoạn từ khi sinh tới khi tròn 1 tuổi có sự thay đổi rõ dệt vì vậy các mẹ cần chú ý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con phát triển toán diện. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi  có sự hợp lý ở từng giai đoạn từ khi sinh tới dưới 6 tháng tuổi và từ giai đoạn 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi cụ thể như sau: 

Dinh dưỡng cho trẻ < 6 tháng tuổi

Khuyến cáo của các y bác sĩ thì trong thời gian trẻ dưới 4 tháng tuổi các mẹ nên cho trẻ ăn sữa mẹ, không nên ăn hoặc uống thêm những thức ăn khác vì giai đoạn này hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu, sữa mẹ luôn là nguồn bổ sung dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ

Bất cứ lúc nào trẻ đòi ăn bạn đều có thể cho bé bú, cả ngày lẫn đêm, trong giai đoạn này chăm sóc con thường xuyên các mẹ cũng cần cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất và giữ gìn sức khỏe để có thể cung cấp lượng sữa dồi dào và chất lượng

Thời gian trẻ được 4 – 6 tháng tuổi, trường hợp thấy trẻ tăng cân chậm hơn với những mốc phát triển bình thường do mẹ không cung cấp được đủ sữa để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ thì mẹ cần cho con ăn thêm

Chế độ ăn thêm thức ăn ngoài cần đảm bảo dinh dưỡng và phù hợp cho trẻ, các mẹ cho trẻ ăn ngoài bằng cách xay nhuyễn các loại rau, củ, quả pha với sữa hay sữa bột. Cho trẻ thích ứng dẫn các loại thức ăn từ lỏng đến đặc.

Lượng rau, củ, quả được tăng dần tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận của trẻ.

Dinh dưỡng cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Đây là thời điểm dù muốn dù không, mẹ vẫn phải tập cho trẻ ăn dặm để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em phát triển vì lúc này, các chất có trong sữa mẹ đã không còn đáp ứng đủ cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, song song với việc ăn thức ăn dặm, mẹ vẫn cho trẻ tiếp tục bú mẹ bất cứ lúc nào trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm.

Thời gian này bé phát triển rất nhanh vì vậy sữa mẹ không còn đáp ứng được đủ cho sự phát triển của trẻ, cần cho trẻ ăn dặm để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ phát triển

Cùng với việc cho ăn dặm trong giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi mẹ vẫn cho trẻ tiếp tục bú sữa đảm mỗi khi trẻ muốn

Thực đơn cho trẻ ăn, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nấu bột từ lỏng tơi đặc cho trẻ thích ứng dần với loại thức ăn tăng dần độ thô

Nhóm thức ăn cần bổ sung

  • Nhóm thực phẩm chứa đường bột như gạo, đậu, ngô, khoai…
  • Nhóm thực phẩm giàu đạm như thịt lợn, thịt gà, trứng, sữa, cá, tôm, cua… Nhóm thực phẩm giàu năng lượng như mỡ, dầu, lạc, vừng…
  • Nhóm thực phẩm giàu chất xơ, muối khoáng và nhóm chất vitamin như rau xanh và hoa quả tươi…

Trường hợp trẻ vẫn bú sữa mẹ thì nên cho trẻ ăn 2 – 3 bữa/ngày mỗi lần ¾ đến 1 bát bột làm từ những nhóm thực phẩm trên thay đổi bữa cho trẻ được hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng.

Nếu trẻ không con bú nữa thì số lượng là 4 – 5 bữa trên ngày. Khi nấu cần cho thêm một thìa dầu ăn dành cho trẻ để hòa tan các loại dinh dưỡng tốt hơn

Với các loại bột ăn dặm hay đồ ăn dặm của trẻ mẹ không nên nấu quá nhiều và để quá lâu, trẻ ăn bữa nào hãy nấu bữa đó. Vì, trong giai đoạn này hệ tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện, sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm khuẩn, do đó mẹ cần đun chín kĩ các thức ăn, và luôn lưu ý việc để lâu thức ăn không được bảo quản kĩ có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Giai đoạn này trẻ nhỏ với hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu dễ dẫn đến bị nhiểm khuẩn và các bệnh nguy hiểm từ đường ăn uống chính vì vậy chỉ nên nấu bữa nào dùng hết bữa đó

Với những chia sẻ trên các mẹ nên đọc và học cách xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của trẻ từng ngày, chúc các mẹ thành công và các bé luôn khỏe mạnh và thật thông minh nhé

Leave a Comment