Image default
Chưa phân loại

Phân loại sáo mèo và học cách thổi sáo mèo Việt của người H’mông

Sáo mèo Việt hay còn gọi là sáo H’mông bắt nguồn từ dân tộc thiểu số Việt Nam, thường sống trên các vùng cao Tây Bắc đất nước. Cấu tạo sáo mèo của người H’mông gồm 1 lưỡi gà và 1 cây sáo tạo thành âm thanh cổ truyền chỉ có riêng tại đồng bào nơi đây.

Bài viết này mình xin được giới thiệu tới các bạn một số kinh nghiệm về phân biệt các loại sáo mèo và cách thổi sáo mèo của người H’mông như thế nào là chuẩn nốt để mang đúng âm vực của người bản xứ. 

Phân loại các loại sáo mèo 

Sáo mèo được chia làm hai loại là Sáo mèo Tàu và Sáo mèo Việt, phân biệt hai loại sáo này như sau:

  • Với sáo mèo Tàu các tone được chia ra gồm Đô, Rê, Mi, Fa, … như các loại sáo khác.  Âm tạo ra của sáo mèo Tàu từ âm của nốt khi bấm kín hết các ngón của tay trái và đây cũng là quy định chung để nhận biết loại sáo này.
  • Còn với sáo mèo Việt của người H’mông, các tone sáo lại được chia ra làm sáo mèo nam và sáo mèo nữ chứ không phân biệt bằng Đô, Rê, Mi, Fa,… Kích thước mèo nam gấp đôi mèo nữ nhưng âm của mèo nữ cao hơn 1 quãng 8 so với mèo nam. Tuy nhiên sáo mèo H’mông dành cho nữ bị bỏ đi 2 nốt Rê và La vì kích thước của sáo mèo nữ khá nhỏ, do vậy không thể bấm hết như với sáo mèo nam được.

Hình ảnh mô tả sáo mèo việt

Nếu ở sáo mèo Việt chia làm mèo nam và mèo nữ thì ở sáo mèo Tàu chỉ chia thành các tone khác nhau mà chúng ta có thể ghép các tone thích hợp lại tạo thành mèo kép như là F và Bb, giúp quãng âm sáo mèo rộng hơn và thổi được nhiều bản nhạc hơn. Tuy nhiên ưu điểm của sáo mèo Việt là hai loại sáo có thể được người chơi kết hợp để hòa tấu với nhau. Như thế sẽ làm cho bản nhạc phong phú, đi vào lòng người nghe hơn.

> Xem thêm: Mua sáo mèo Việt và sáo mèo Tàu ở đâu?

Học cách thổi sáo mèo Việt của người H’mông

Sáo mèo dân gian khác với sáo nhìn chung là có âm vực chưa đủ 1 quãng tám, bên cạnh đóở cây sáo mèo ngày nay có thêm 1 âm trầm nữa, thấp hơn âm trầm nhất 1 quãng tám. Âm thanh cho ra của sáo mèo trong trẻo, mượt mà, tuy nhiên còn có cả âm rè.

Nếu người thổi không tạo ra được âm sắc cổ truyền của người H’Mông thì đồng bào H’Mông không công nhận đó là tiếng sáo H’Mông vì tiếng sáo đó không nói lên được tiếng lòng của người dân nơi đây..

Với những bạn mới chơi sáo mèo, lúc đầu sẽ có cảm giác khá nặng và tốn nhiều hơn. Nhưng khi đã thổi quen, thì lại cảm thấy sáo mèo còn dễ thổi hơn cả sáo trúc, sáo nứa,… vì hơi của mình không bị mất đi đâu cả. Để âm thanh của sáo mèo kêu đúng mà trong thì hơi của bạn luôn phải căng.

Ảnh lỗ thổi sáo mèo việt

Hơi đẩy lên lam đồng của bạn lúc nào cũng phải đầy, không được thiếu hụt, nếu hụt nó sẽ ra âm rè rè. Các nốt trên sáo mèo bạn phải thổi mạnh, trừ nốt Sòn phải thổi thật nhẹ.Khi thổi sáo mèo bạn nên áp dụng các kĩ thuật như rung hơi, đánh lưỡi, reo, vuốt, láy, …

Mọi thắc mắc hoặc ý kiến đóng góp, chia sẻ về bài viết về cách thổi sáo mèo các bạn có thể comment bên dưới nhé.
Chúc các bạn tập thổi sáo thành công!

Theo tresosinh.org tổng hợp.

Leave a Comment