Chưa phân loại

Bé khỏe mẹ vui với cách chăm sóc bé mọc răng đúng cách

Nhiều bà mẹ trẻ vẫn chưa biết cách chăm sóc bé mọc răng ra sao bởi bé vào gia đoạn mọc răng rất quấy, khiến các mẹ lúng túng. Thiết nghĩ chia sẻ sau sẽ giúp các mẹ một phần nào đó giải quyết vấn đề này.

Thường lứa tuổi trẻ bắt đầu mọc răng sữa là từ tháng thứ 6 trở đi, nhưng cũng có bé mọc sớm hơn (tháng thứ 5) hoặc muộn hơn (tháng 7 – 8). Khi mọc răng hầu hết trẻ em thường có biểu hiện: chảy nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, đôi khi có thể sốt nhẹ, hoặc bị tiêu chảy,…Do đó, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu cách chăm sóc bé mọc răng trong giai đoạn này để sức khỏe của bé không bị ảnh hưởng nhé.

Dấu hiệu bé mọc răng sữa

Khi mọc răng thường làm bé bị đau và rất khó chịu. Trước khi chiếc răng sữa nhú lên, bạn sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng tấy, có thể kèm theo sốt nhẹ, nước dãi chảy nhiều, do đó bé hay quấy khóc và lười ăn. Lúc này, bé rất cần đến sự âu yếu, chăm lo vỗ về của bố mẹ. Nếu bé sốt trên 38,5C, thì các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn.

Cách chăm sóc bé mọc răng sữa như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này cần bảo đảm đầy đủ, hợp lý và nhất là phải bổ sung thêm canxi, giúp bé có mầm răng chắc khỏe, lên răng nhanh chóng, và rút càng ngắn thời gian gây đau đớn ở nướu răng cho bé càng tốt.

Nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như: bột, hoặc cháo loãng, đặc biệt là sữa giúp cung cấp nhiều canxi tốt cho sự phát triển xương và răng. Vì vậy, các mẹ nên duy trì cữ bú và bổ sung thêm canxi cho bé bằng những loại thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, sữa chua, lòng đỏ trứng, tôm, cua, cá, rau dền cơm, rau ngót, và nhiều loại trái cây tươi.

Cần giữ vệ sinh răng miệng tốt cho các bé: Trong quá trình mọc răng, bé sẽ bị sưng tấy lợi, nứt nướu, nước dãi bọt chảy nhiều. Cha mẹ nên chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho bé thật tốt, thường xuyên lau miệng bé bằng khăn mềm, cho bé uống nước  và làm sạch nướu sau khi cho bé bú hoặc ăn dặm.

Bé cũng có thể bị đi ngoài phân nhão, sệt khoảng 3 – 4 lần/ngày, trong vòng khoảng  3-5 ngày liên tiếp. Nếu lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho bé uống thêm nước, nhưng nếu phân nhiều nước hoặc bé đi nhiều lần thì cần cho trẻ đến gặp bác sĩ.

Bé có thể ngứa lợi, thích gặm nhấm ngón tay, hoặc cắn các vật rắn, rất dễ gây tổn thương cho răng và lợi. Để đảm bảo an toàn cho bé, bạn nên chọn loại đồ chơi chất liệu mềm, có hình tròn cho bé hạn chế gặm nhấm. Cách tốt nhất bạn nên thay thế đồ chơi hàng ngày của bé bằng hoa quả như miếng lê, táo hay cà rốt. Tuy nhiên cũng cần chú ý theo dõi tránh để trẻ cắn và nuốt từng miếng có thể gây hóc cổ họng.

Lưu ý: Nếu trẻ có những biểu hiện khó chịu, quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần hoặc lâu hơn, có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân; hiện tượng sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy nhiều lần,… bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay vì có thể đó là triệu chứng của các bệnh khác.

>> Xem thêm: Dạy con cách phòng tránh ấu dâm như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng-nguyên nhân và biện pháp!

Leave a Comment